Không lo thiếu sữa mẹ
Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015
Thiếu sữa sẽ không còn là nỗi lo của các bà mẹ nữa.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ, quan trọng và thiết yếu với trẻ sơ sinh. Một số bà mẹ bị thiếu sữa không thể cung cấp đủ nhu cầu của trẻ mỗi ngày, đây là một thiệt thòi của trẻ. Các bà mẹ sẽ không còn phải lo lắng về tình trạng thiếu sữa nữa.
Với mong muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chị Phan Thùy Linh có con 1,5 tháng, luôn cố gắng ăn nhiều móng giò, gạo nếp nhưng vẫn ít sữa, không đủ cho bé bú. Chị Linh lo sẽ không thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời nên đã chia sẻ những băn khoăn của mình với chúng tôi, hy vọng sẽ có một phương pháp tối ưu giúp cho chị có đủ sữa cho con bú.
Về vấn đề chị Linh cũng như nhiều bà mẹ khác đang nuôi con nhỏ quan tâm, ThS. BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ: “Muốn nhiều sữa thì phải tăng cường cho con bú và phải cho con bú đúng cách, vì động tác bú của trẻ mới có tác dụng kích thích tăng tiết sữa chứ không phải là chế độ ăn".
Trẻ ngậm bắt vú đúng cách là: Quầng vú phía trên còn nhiều hơn phía dưới, cằm trẻ chạm vào vú mẹ, môi dưới của trẻ hướng ra ngoài, miệng trẻ mở rộng, từ từ đưa đầu vú vào sâu trong miệng trẻ, miệng của trẻ phải ngậm gần hết quầng thâm của núm vú.
Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến tư thế nằm của bé: Đầu và thân trẻ đảm bảo nằm trên cùng một đường thẳng, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ, mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú. Để hỗ trợ bé bú, mẹ nên đặt ngón tay tựa vào thành ngực phía dưới vú, ngón tay trỏ nâng vú và ngón tay cái để ở phía trên. Tuy nhiên, các ngón tay của bà mẹ không nên để quá gần núm ti khiến trẻ khó ngậm đầu ti.
"Bạn nên cho con bú cả ngày lẫn đêm, bú không cần theo giờ giấc, khi nào trẻ có nhu cầu bú là cho cho bú, khi bú xong nên vắt hết sữa còn thừa để bầu vú rỗng thì mới kích thích tiết sữa nhiều hơn"- ThS Lê Thị Hải nhấn mạnh.
Trẻ ngậm bắt vú đúng cách là: Quầng vú phía trên còn nhiều hơn phía dưới, cằm trẻ chạm vào vú mẹ, môi dưới của trẻ hướng ra ngoài, miệng trẻ mở rộng, từ từ đưa đầu vú vào sâu trong miệng trẻ, miệng của trẻ phải ngậm gần hết quầng thâm của núm vú.
Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến tư thế nằm của bé: Đầu và thân trẻ đảm bảo nằm trên cùng một đường thẳng, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ, mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú. Để hỗ trợ bé bú, mẹ nên đặt ngón tay tựa vào thành ngực phía dưới vú, ngón tay trỏ nâng vú và ngón tay cái để ở phía trên. Tuy nhiên, các ngón tay của bà mẹ không nên để quá gần núm ti khiến trẻ khó ngậm đầu ti.
"Bạn nên cho con bú cả ngày lẫn đêm, bú không cần theo giờ giấc, khi nào trẻ có nhu cầu bú là cho cho bú, khi bú xong nên vắt hết sữa còn thừa để bầu vú rỗng thì mới kích thích tiết sữa nhiều hơn"- ThS Lê Thị Hải nhấn mạnh.
Áp sát người bé vào cơ thể mẹ, dùng tay đỡ đầu, cổ và lưng của bé. Giúp bé ngậm đầu ti và dòng sữa dễ dàng chảy vào miệng bé.
Tránh stress: lo âu, bực bội, mất ngủ bởi đó chính là nguyên nhân chính gây ra mất sữa. Nếu mẹ bị stress thì có ăn gì cũng không có sữa.
Ăn nhiều hoa quả, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Tinh thần thoải mái: Phải ngủ đủ giấc, luôn tin tưởng mình đủ sữa nuôi con, sự động viên giúp đỡ của người thân đặc biệt là người chồng là vô cùng quan trọng, cơ chế tiết sữa chủ yếu là do cơ chế thần kinh.
Về chế độ ăn: Mẹ đang nuôi con nhỏ cần ăn thức ăn nhiều nước như: cháo, súp, sữa,… Cháo gì cũng được không nhất thiết phải ăn cháo móng giò.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét