Bao bọc con là hại con
Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng thương con nên luôn che chở con.
Một câu chuyện dưới đây là lời tâm sự và sự hối hận, sai lầm khi quá thương con, bao bọc, che chở con trong vòng tay cha mẹ khiến con thiếu trưởng thành, thiếu tự lập. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ.
Yêu con hết mực, chị Nga (Hà Nội) nâng niu cậu con trai 8 tuổi như cục vàng, tự tay chăm lo từ bữa ăn giấc ngủ đến việc vệ sinh cá nhân hàng ngày. Mọi sở thích và mong muốn của con đều được cha mẹ chiều theo. Dù đã học lớp 2, nhưng việc gì bé Bin cũng gọi mẹ nhờ cha. So với bạn bè cùng trang lứa, cậu bé hay ỷ lại hơn và ngày càng bộc lộ nhiều yếu điểm.
Theo các chuyên gia giáo dục, tự lập là chủ động chăm sóc bản thân, làm chủ mọi hành vi và quyết định, chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình. Việc cha mẹ quá nuông chiều và bao bọc con, có thể hình thành tính cách tiêu cực cho trẻ dưới đây.
Đánh mất kỹ năng sinh tồn
Theo các chuyên gia giáo dục, tự lập là chủ động chăm sóc bản thân, làm chủ mọi hành vi và quyết định, chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình. Việc cha mẹ quá nuông chiều và bao bọc con, có thể hình thành tính cách tiêu cực cho trẻ dưới đây.
Đánh mất kỹ năng sinh tồn
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 8.000 trẻ tử vong vì thương tích, phần lớn do tai nạn hàng ngày như điện giật, bỏng, ngộ độc, đuối nước… Kỹ năng bảo vệ bản thân là cần thiết trong cuộc sống hiện đại và nhiều mối đe doạ như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ cấm đoán mà không giáo dục con trẻ cách phòng tránh, đối phó với rủi ro. Điều này dẫn đến việc trẻ thụ động hoặc xử lý sai lầm trước các tình huống bất ngờ. Chẳng hạn như trẻ vô tư đưa tay vào ổ điện, ngộ độc thuốc diệt côn trùng… khi cha mẹ không ở nhà. Cho rằng trẻ nhỏ chưa thể hiểu được những nguy cơ trên mà bỏ qua việc dạy bảo, là sai lầm phổ biến của phụ huynh. Sự tò mò của trẻ càng bị kích thích khi ngăn cấm. Bởi vậy, kỹ năng sinh tồn và bảo vệ bản thân là một trong những bài học đầu đời để dạy con tự lập.
Ngại khám phá bản thân và cuộc sống
Bị tiêm nhiễm suy nghĩ thế giới ngoài kia nguy hiểm, trẻ hình thành tâm lý sợ đau, ngại khó, tránh người lạ, thiếu can đảm bước chân ra bên ngoài và khám phá cuộc sống bằng chính các giác quan của mình. Thiếu tính tự lập khiến trẻ không có động lực vượt qua những giới hạn bản thân và hoang phí tài năng tiềm ẩn. Vì vậy, để trẻ có đời sống nội tâm phong phú, tự tin thể hiện điểm mạnh, can trường trước thế giới bên ngoài, tự lập là đức tính đầu tiên cha mẹ nên dạy con ngay từ tấm bé.
Không dám đưa ra quyết định
Bày tỏ sự lo lắng và thất vọng khi thấy con ngã, con đau... là một sai lầm khác. Cách cha mẹ phản ứng vô tình làm con bị ám ảnh mỗi khi bản thân thất bại, xấu hổ khi nhìn thấy cảm xúc tiêu cực của phụ huynh. Từ đó, hình thành tâm lý e dè, sợ hãi, cảnh giác trước mọi thứ. Việc cha mẹ sắp đặt mọi thứ, bao gồm định hướng ước mơ và cuộc đời con cũng có tác động tương tự. Nhiều trẻ bị ép theo đuổi ước mơ còn dang dở của mẹ, nối nghiệp cha mà không hề có lòng đam mê. Vì cha mẹ chăm sóc và lo liệu mọi chuyện từ khi con tấm bé, nên khi trưởng thành trẻ không dám đưa ra quyết định, hành động theo ý người lớn và chưa sẵn sàng tự chịu trách nhiệm với cuộc đời mình.
Ngại khẳng định bản thân
Sự bao bọc của cha mẹ có thể tước mất cơ hội khẳng định bản thân của con. Đôi khi trẻ muốn được làm việc nhà để chia sẻ gánh nặng với cha mẹ. Tuy nhiên, sợ con lấm lem, đau ngã hay làm vướng chân, nhiều phụ huynh từ chối sự giúp đỡ của con. Một chuyên gia giáo dục chia sẻ rằng: 'Trẻ con chân ngắn hơn chúng ta, bước chậm hơn chúng ta. Thay vì bế để con đi nhanh hơn, bố mẹ hãy đi chậm lại. Lúc đầu làm việc gì, trẻ cũng sẽ vụng về, lóng ngóng, nhưng dần dần sẽ tự làm được'. Dạy con tự lập là bài toán 2 chiều, cần có sự cần đồng hành, lòng kiên nhẫn và tin tưởng của cha mẹ.
Theo Vnexpress.net
Sự bao bọc của cha mẹ có thể tước mất cơ hội khẳng định bản thân của con. Đôi khi trẻ muốn được làm việc nhà để chia sẻ gánh nặng với cha mẹ. Tuy nhiên, sợ con lấm lem, đau ngã hay làm vướng chân, nhiều phụ huynh từ chối sự giúp đỡ của con. Một chuyên gia giáo dục chia sẻ rằng: 'Trẻ con chân ngắn hơn chúng ta, bước chậm hơn chúng ta. Thay vì bế để con đi nhanh hơn, bố mẹ hãy đi chậm lại. Lúc đầu làm việc gì, trẻ cũng sẽ vụng về, lóng ngóng, nhưng dần dần sẽ tự làm được'. Dạy con tự lập là bài toán 2 chiều, cần có sự cần đồng hành, lòng kiên nhẫn và tin tưởng của cha mẹ.
Theo Vnexpress.net
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét