Trẻ em cũng có thể mắc bệnh viêm khớp
Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015
Bệnh viêm khớp không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, trẻ em cũng có thể mắc.
Nhiều người nghĩ rằng bệnh viêm khớp chỉ có thể xảy ra ở người trưởng thành, người già, trẻ em không bao giờ bị viêm khớp. Thực tế lại khác, đã có những trường hợp cho thấy viêm khớp không chừa một ai, kể cả trẻ em.
Lý giải điều này, PGS. Dũng cho rằng, ngày nay y học phát triển, khả năng chẩn đoán bệnh sớm nên đã phát hiện nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi mắc bệnh viêm khớp mà không cần đợi đến tuổi thiếu niên.
Đối tượng trẻ em khi mắc bệnh khớp rất hay bị bỏ qua vì người lớn thường quan niệm trẻ không bị bệnh khớp mà chỉ có người già mới bị. Do đó, các dấu hiệu đau nhức, mỏi, sưng tấy đỏ… tại vị trí các khớp rất dễ bị xem nhẹ. Theo PGS. Dũng, viêm khớp thiếu niên có thể viêm một khớp hoặc viêm nhiều khớp (viêm đa khớp). Với trẻ viêm một khớp rất khó phát hiện nên thường chẩn đoán bệnh muộn hơn so với thể viêm đa khớp. Chính vì thế hậu quả để lại thường nặng nề, lâu dài, cản trở sự phát triển của trẻ.
Hiện, nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, viêm khớp thiếu niên là do rối loạn về miễn dịch, hay còn gọi là bệnh tự miễn. Điều này có nghĩa là, cơ thể trẻ tự sinh ra kháng thể, kháng thể này gắn vào các khớp khiến cho các khớp bị viêm, đau, sưng đỏ...
Ở thể viêm đa khớp, các khớp viêm thường có biểu hiện sưng, nóng đỏ tấy lên ở các khớp lớn (như khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, vai…); và cả các khớp nhỏ (như khớp bàn tay và ngón tay). Viêm đa khớp có tính chất đối xứng hai bên khiến bệnh nhân khó vận động, gây cứng khớp vào buổi sáng, đi lại khó khăn. Đến trưa, tình trạng cứng khớp có giảm đi, trẻ đi lại dễ dàng hơn.
Người lớn cần chú ý đến các cơn đau hoặc những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Ảnh minh họa.
Trên thực tế, việc điều trị cho bệnh nhi viêm khớp rất khó khăn do chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, vì vậy, các bác sĩ chỉ có thể chữa triệu chứng như chữa viêm, đau bằng các thuốc chống viêm, giảm đau… Điều này cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh của trẻ trong giai đoạn cấp nhưng sau một thời gian bệnh tái phát nhiều lần.
Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai hàng năm vẫn gặp các trường hợp trẻ mắc bệnh viêm khớp. Qua quá trình điều trị, trẻ có thể đi lại được nhưng sẽ vẫn mang bệnh đến khi trưởng thành. Các biến chứng teo, cơ khớp thường gặp ở giai đoạn trưởng thành.
Cần khuyến khích trẻ có một cuộc sống năng động với các môn thể dục thể thao phù hợp, đều đặn như đi bộ, bơi lội, đạp xe nhằm tránh cứng khớp, khỏe cơ bắp và tăng sức đề kháng. Luôn khởi động kỹ trước khi tập luyện và tập vừa sức, tăng dần cường độ và thời gian…. Bổ sung chế độ ăn giàu canxi, kiểm soát cân nặng và đầy đủ các chất vitamin, vi lượng cũng rất quan trọng…
Ở thể viêm đa khớp, các khớp viêm thường có biểu hiện sưng, nóng đỏ tấy lên ở các khớp lớn (như khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, vai…); và cả các khớp nhỏ (như khớp bàn tay và ngón tay). Viêm đa khớp có tính chất đối xứng hai bên khiến bệnh nhân khó vận động, gây cứng khớp vào buổi sáng, đi lại khó khăn. Đến trưa, tình trạng cứng khớp có giảm đi, trẻ đi lại dễ dàng hơn.
PGS. Dũng cho biết, mỗi đợt viêm khớp thường kéo dài từ 1-3 tháng. Nếu trẻ được điều trị thì các triệu chứng sẽ mất đi nhanh nhưng sau đó tái phát nhiều đợt. Do vậy, nếu cứ lặp đi lặp lại hiện tượng này sẽ gây ra hiện tượng teo cơ, cứng khớp ở trẻ nhỏ, teo các cơ đùi, bắp chân; cứng khớp làm cho co duỗi các khớp khó khăn. Nhiều trường hợp gây trầm trọng cho trẻ, khó khăn trong đi lại, vận động, cử động.
Viêm khớp thiếu niên không phải là bệnh thấp khớp. Để phân biệt bệnhviêm khớp thiếu niên với bệnh thấp khớp cấp mà chúng ta thường gặp, PGS. Dũng cho rằng, bệnh thấp khớp cấp thường chỉ xảy ra ở các khớp lớn, nó gây đau viêm có tính chất di chuyển. Ví dụ, bệnh nhân bị viêm khớp đầu gối, vài ngày sau có thể lên khớp cổ tay, rồi lên khớp khuỷu tay… Khi di chuyển như vậy, khớp đau trước sẽ tự giảm đau, sau khoảng nửa tháng thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, PGS. Dũng cũng nhấn mạnh đến khả năng biến chứng nguy hiểm của bệnh thấp khớp cấp, đó là biến chứng lên tim. Trong khi đó, bệnh viêm khớp thiếu niên rất hiếm tổn thương đến tim.
Cha mẹ cần chú ý khi con trẻ kêu đau tại các vị trí khớp
Viêm khớp thiếu niên không phải là bệnh thấp khớp. Để phân biệt bệnhviêm khớp thiếu niên với bệnh thấp khớp cấp mà chúng ta thường gặp, PGS. Dũng cho rằng, bệnh thấp khớp cấp thường chỉ xảy ra ở các khớp lớn, nó gây đau viêm có tính chất di chuyển. Ví dụ, bệnh nhân bị viêm khớp đầu gối, vài ngày sau có thể lên khớp cổ tay, rồi lên khớp khuỷu tay… Khi di chuyển như vậy, khớp đau trước sẽ tự giảm đau, sau khoảng nửa tháng thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, PGS. Dũng cũng nhấn mạnh đến khả năng biến chứng nguy hiểm của bệnh thấp khớp cấp, đó là biến chứng lên tim. Trong khi đó, bệnh viêm khớp thiếu niên rất hiếm tổn thương đến tim.
Người lớn cần chú ý đến các cơn đau hoặc những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Ảnh minh họa.
Trên thực tế, việc điều trị cho bệnh nhi viêm khớp rất khó khăn do chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, vì vậy, các bác sĩ chỉ có thể chữa triệu chứng như chữa viêm, đau bằng các thuốc chống viêm, giảm đau… Điều này cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh của trẻ trong giai đoạn cấp nhưng sau một thời gian bệnh tái phát nhiều lần.
Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai hàng năm vẫn gặp các trường hợp trẻ mắc bệnh viêm khớp. Qua quá trình điều trị, trẻ có thể đi lại được nhưng sẽ vẫn mang bệnh đến khi trưởng thành. Các biến chứng teo, cơ khớp thường gặp ở giai đoạn trưởng thành.
Cần khuyến khích trẻ có một cuộc sống năng động với các môn thể dục thể thao phù hợp, đều đặn như đi bộ, bơi lội, đạp xe nhằm tránh cứng khớp, khỏe cơ bắp và tăng sức đề kháng. Luôn khởi động kỹ trước khi tập luyện và tập vừa sức, tăng dần cường độ và thời gian…. Bổ sung chế độ ăn giàu canxi, kiểm soát cân nặng và đầy đủ các chất vitamin, vi lượng cũng rất quan trọng…
Các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ chớ lơ là khi con kêu đau, nhức tại vị trí các khớp. Để căn bệnh viêm khớp không còn là nỗi ám ảnh ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần hết sức thận trọng và chú ý đến các dấu hiệu bất thường ở trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu sốt, xanh xao, kém ăn, hoặc kêu đau mỏi, nhức, sưng đỏ… tại vị trí các khớp thì nên đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét