Bổ sung canxi đúng cách
Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015
Canxi là thành phần chính trong xương, canxi là một chất rất quan trọng đối với cơ thể, không chỉ có vai trò trong xương, canxi còn đóng vai trò trong nhiều quá trình diễn ra trong cơ thể và hỗ trợ chữa bệnh viêm đường tiết niệu.
Do ăn uống không thể đáp ứng đủ lượng canxi cho nhu cầu cơ thể, cho nên cần phải bổ sung cho đủ lượng canxi mà cơ thể cần. Thông thường mỗi ngày cơ thể cần lượng canxi từ 800-1.000mg. Bổ sung canxi không phải là càng nhiều càng tốt, lượng canxi bổ sung cho cơ thể không nên quá 2.000mg/ngày, nếu không sẽ dễ dẫn đến tác dụng phụ như: sỏi thận, canxi các mô mềm, giảm bớt khả năng hấp thu sắt, kẽm, magie... Vì vậy, các chuyên gia luôn kêu gọi mọi người nên bổ sung canxi một cách có khoa học.
Canxi - Chất cần thiết cho cơ thể
Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể. Trước đây, mọi người thường cho rằng canxi chỉ ảnh hưởng đến xương mà thôi, ví dụ như bệnh lùn ở trẻ em, bệnh loãng xương ở người lớn. Ngày nay, chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của canxi, vì canxi ảnh hưởng đến mọi chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Các vị trí thường gặp sỏi ở hệ tiết niệu.
Canxi là nguyên tố hoạt động tích cực nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào.
Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Nồng độ canxi trong máu của người lớn có sức khỏe bình thường là 9-11mg/dl, nếu tụt xuống còn 7mg/dl sẽ bị chuột rút, chân tay co giật... Nếu nồng độ canxi trong máu >13mg/dl sẽ bị loạn nhịp tim, hơn nữa còn có thể bị đe dọa đến tính mạng. Nồng độ canxi trong máu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người.
Canxi tham gia vào quá trình làm đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài thành mạch. Canxi có tác dụng bổ trợ điều trị đối với một số chứng bệnh xuất huyết và những bệnh dị ứng.
Canxi có tác dụng kích hoạt enzym nên có tác dụng giảm mỡ máu và giảm béo đối với chứng béo phì và hỗ trợ enzym phân giải protit.
Canxi làm cho các tế bào kết dính với nhau. Hàng tỷ tế bào trong cơ thể kết dính với nhau mà cấu trúc nên tim, gan, tỳ, phổi, thận... đó là tác dụng của ion canxi hỗ trợ quá trình kết dính đó.
Canxi là nguyên tố hoạt động tích cực nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào.
Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Nồng độ canxi trong máu của người lớn có sức khỏe bình thường là 9-11mg/dl, nếu tụt xuống còn 7mg/dl sẽ bị chuột rút, chân tay co giật... Nếu nồng độ canxi trong máu >13mg/dl sẽ bị loạn nhịp tim, hơn nữa còn có thể bị đe dọa đến tính mạng. Nồng độ canxi trong máu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người.
Canxi tham gia vào quá trình làm đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài thành mạch. Canxi có tác dụng bổ trợ điều trị đối với một số chứng bệnh xuất huyết và những bệnh dị ứng.
Canxi có tác dụng kích hoạt enzym nên có tác dụng giảm mỡ máu và giảm béo đối với chứng béo phì và hỗ trợ enzym phân giải protit.
Canxi làm cho các tế bào kết dính với nhau. Hàng tỷ tế bào trong cơ thể kết dính với nhau mà cấu trúc nên tim, gan, tỳ, phổi, thận... đó là tác dụng của ion canxi hỗ trợ quá trình kết dính đó.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét